Tăng cường giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của Mạng xã hội

Giáo dục phổ biến kiến thức pháp luật trong trường học có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho các em học sinh, sinh viên - những chủ nhân tương lai của đất nước ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Với tầm quan trọng đó, tại mỗi địa phương, việc bám sát đặc điểm, điều kiện từng vùng miền kết hợp đổi mới, nội dung, hình thức tuyên truyền theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của các em học sinh đang góp phần nâng cao nhận thức pháp luật cho các em học sinh, sinh viên. Ngày 20/11/2009 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1928/QĐ-TTg về Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, GDPL trong nhà trường”. Ngày 16/11/2010, Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Tư pháp ban hành Thông tư liên tịch số 30/2010/TTLT-BGDĐT-BTP về hướng dẫn việc phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (GDPL) trong nhà trường nhằm mục đích “Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác phổ biến, GDPL trong nhà trường, góp phần nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, nhà giáo và người học” và nhiều văn bản pháp luật khác khi triển khai Luật PBGDPL năm 2012. Bài viết này, được đúc kết trên cơ sở quan điểm tác giả người làm công tác quản lý nhà nước về PBGDPL và giảng dạy.

Hoạt động phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước hiện nay

Đặt vấn đề Trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước đã được Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 (Luật TNBTCNN năm 2017) quy định tại chương VIII gồm: Trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước (công tác BTNN) của Chính phủ, Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh[1]; trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao[2] và trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ[3]. Để quy định chi tiết và biện pháp thi hành, ngày 15 tháng 5 năm 2018 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật TNBTCNN năm 2017 (Nghị định số 68/2018/NĐ-CP). Bộ Tư pháp cũng đã ban hành theo thẩm quyền 03 Thông tư quy định về: một số biểu mẫu trong công tác BTNN, biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác BTNN và quy định biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước[4].

Chuyển đổi số trong PBGDPL, những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

Vừa qua, Bộ Tư pháp đã tổ chức diễn đàn “Chuyển đổi số trong ngành Tư pháp” trong đó có công tác PBGDPL. Bài viết sau đây sẽ phân tích rõ hơn về cơ hội, thách thức và những giải pháp cần thực hiện khi tiến hành chuyển đổi số trong lĩnh vực này.

Công tác quản lý nhà nước giám định tư pháp và đấu giá tài sản – Trách nhiệm của các Sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố

* Giám định tư pháp là hoạt động bổ trợ tư pháp, là công cụ quan trọng, phục vụ đắc lực cho hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và công tác thi hành án hình sự, góp phần quan trọng vào việc giải quyết các vụ án, vụ việc được chính xác, khách quan và đúng pháp luật; giúp các cơ quan pháp luật xử lý kịp thời các đối tượng vi phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội và phát triển đất nước.

Chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số trong xây dựng pháp luật

1. Tổng quan về ứng dụng công nghệ số, thực hiện chuyển đổi số trong xây dựng pháp luật Những năm gần đây, có thể thấy rằng, hầu hết mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội đều được thực hiện thông qua phương tiện điện tử, kết nối thông minh. Trong giai đoạn cả thế giới phải gồng mình chống chọi với đại dịch Covid 19 với những diễn biến phức tạp, khó lường thì việc ứng dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật, công nghệ số trong nhiều ngành, lĩnh vực trên phạm vi toàn cầu đã cho thấy hiệu quả của chiến lược chuyển đổi số ở nhiều quốc gia.

Chủ động cung cấp các thủ tục hành chính thiết yếu trên Cổng dịch vụ công

Ở Trung ương, Bộ Tư pháp đã “vào cuộc” hết sức quyết liệt thì ở địa phương, các Sở Tư pháp cũng đã chủ động trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo Quyết định số 06/QĐ-TTg. Nhờ đó, việc giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực hộ tịch tại địa phương đạt nhiều kết quả rất tích cực.

Phát huy nguồn lực, sức mạnh của khu vực ngoài nhà nước trong quản trị địa phương...

Phát huy nguồn lực, sức mạnh của khu vực ngoài nhà nước trong quản trị địa phương phục vụ cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội khi chuyển sang trạng thái bình thường mới

Phân quyền, phân cấp trong quản lý nhà nước - Một số vấn đề đặt ra trong quản lý ngành Tư pháp

Hiện nay, vấn đề phân quyền, phân cấp được quy định trong Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) và các văn bản luật liên quan. Theo đó, phân quyền, phân cấp giữa Trung ương và địa phương là những quy định pháp luật nhằm phân định nhiệm vụ, quyền hạn cho từng cấp, để việc quản lý được rõ ràng, rành mạch và hiệu quả, bảo đảm việc phân giao nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với chức năng, thẩm quyền và điều kiện ở mỗi cấp. Bài viết này tập trung phân tích và đưa ra một số giải gợi mở để tiếp tục thực hiện, triển khai một cách hiệu quả việc phân quyền, phân cấp trong một số lĩnh vực quản lý của Bộ, ngành Tư pháp.

Bàn về khía cạnh pháp lý khi cơ quan hành chính NN cấp trên uỷ quyền cho UBND cấp dưới trực tiếp

Trong thời gian vừa qua, trên cơ sở tổng hợp kết quả rà soát, kiểm tra văn bản theo thẩm quyền quy định tại Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 154/2020/NĐ-CP), chúng tôi nhận thấy, thực hiện quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2019), việc cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền cho Ủy ban nhân dân (UBND) cấp dưới trực tiếp thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn là rất cần thiết, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn quản lý, điều hành kinh tế - xã hội tại các địa phương. Tuy nhiên, quá trình thực hiện việc uỷ quyền nêu trên cần lưu ý, quan tâm thêm một số vấn đề pháp lý sau đây:

'1 luật sửa 9 luật' đã được chuẩn bị kỹ, khó tham nhũng chính sách

Kỹ thuật lập pháp dùng 1 luật sửa nhiều luật chỉ được áp dụng trong một số trường hợp cấp bách để xử lý ngay các khó khăn, vướng mắc đã được nhận diện rõ trong các luật.